HTX NÔNG NGHIỆP SƠN LA KẾT HỢP VỚI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HANVET XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VỎ QUẢ CÀ PHÊ BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH ( ECOMIC HT)

  1. Hiện trạng

Ngành công nghiệp chế biến cà phê đã và đang trở thành xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên nó cũng gây ra không ít những tác động đến môi trường, trong đó có thể nói đến là lượng nước thải phát sinh từ quá trình chế biến cà phê, làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Việc xử lý nước thải chế biến cà phê là vô cùng quan trọng và cần thiết để giữ gìn, bảo vệ môi trường sống. Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước thải, tuy nhiên phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng các hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh.

Các hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh có thể giúp loại bỏ các chất độc hại và các chất ô nhiễm khác khỏi nước thải chế biến cà phê và chuyển nó thành nước thải sạch có thể tái sử dụng cho cây trồng hoặc xả thải vào môi trường mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

  1. Phương pháp xử lý

          HTX Nông nghiệp Sơn La kết hợp với công ty tnhh dược phẩm Hanvet xử lý nước thải từ quá trình chế biến quả cà phê ứng dụng công nghệ vi sinh bằng men Ecomic HT.

          Quy trình xử lý :

Bao gồm 02 bể : Bể kín kỵ khí và Bể hiếu khí ( bể có hệ thống sục khí ).

+ Bể kín kỵ khí : 2 lít dịch lên men bổ sung xử lý 10m3 nước, thời gian xử lý từ 1 – 3 tuần.

+ Bể hiếu khí ( bể có hệ thống sục khí): Sử dụng 2 lít dịch lên men bổ sung xử lý 10 m3 nước. Sau thời gian xử lý 1 tuần có thể sử dụng tưới cây. Trong trường hợp không sử dụng hết cần duy trì bổ sung dịch lên men với liều lượng 2 lít cho 10 m3 nước.

                                                                           Nước thải chế biến cà phê ban đầu chưa qua xử lý ( Màu vàng, có mùi hăng, thối)

 

 

Bể có hệ thống sục khí

 

  1. Kết quả đánh giá

3.1. Đánh giá cảm quan của nước thải

              Nước thải chế biến cà phê ban đầu có màu vàng, mùi hăng của cà phê. Sau 3 tuần xử lý trong bể kỵ khí, nước cà phê vẫn duy trì màu vàng, mùi chua dịu không có mùi hãng, xuất hiện những đám cặn lắng dưới đáy.

             Sau 1 tuần xử lý hiếu khí, nước cà phê chuyển dần từ màu vàng sang màu nâu đen, váng đen nổi trên bề mặt, nước chuyển trong dần, nước không có mùi.

3.2 Đánh giá biến động vi sinh vật của nước thải cà phê

Bảng 1. Biến động pH và vi sinh vật trong nước thải chế biến cà phê

Chỉ tiêu

Thời gian theo dõi

Ban đầu Xử lý kỵ khí 3 tuần Xử lý hiếu khí 1 tuần

pH

4 ± 2,12 3,43 ± 0,15 8,05 ± 0,11

Biến động vi sinh vật

Vi sinh vật hiếu khí

(CFU/ml)

1 ± 0,15×103

 

1±0,25×106

 

1±0,32×107

 

Vi sinh vật kỵ khí (CFU/ml) 2 ± 0,23×106

 

2±0,11×107

 

2±0,2×108

 

Vi sinh vật phân giải Cellulose (CFU/ml) <100 2±0,21×105  

2±0,32×106

 

Coliform (CFU/100ml) <10 <10 <10

 

                 So sánh với tiêu chuẩn nước thải sử dụng cho cây trồng theo QCVN 01- 195:2022/BNNPTNT, giá trị pH mẫu nước sau xử lý đạt 8,05±0,11 đạt tiêu chuẩn trong ngưỡng giới hạn pH: 5-9. Mật độ tế bào Coliform <10 CFU/100 ml đạt tiêu chuẩn trong ngưỡng giới hạn <200 CFU/100 ml sử dụng tưới cho các loại cây trồng.

                 Mẫu nước chế biến cà phê sau khi xử lý có hàm lượng vi sinh vật phân giải cellulose đạt 10 CFU/ml đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ vi sinh. Phân tích biến động vi sinh vật cho thấy qua quá trình xử lý, vi sinh vật hiếu khí trong mẫu nước tăng từ 105 lên 107 CFU/ml, hàm lượng vi sinh vật kỵ khí tăng từ 106 lên 108 CFU/ml.

Kết luận:   Nước thải chế biến cà phê sau khi được xử lý bằng men vi sinh không có mùi hôi, thối gây ô nhiễm môi trường, các thông số phân tích cho thấy nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải sử dụng cho cây trồng QCVN 01 – 195:2022/BNNPTNN.

 

 

 

 

 

Trả lời